Sự thật về miếng bọt biển đầy vi khuẩn mà bạn rửa chén hằng ngày

Như Ngô—homify Như Ngô—homify
Country Mutfak, Erim Mutfak Erim Mutfak Classic style kitchen
Loading admin actions …

Miếng bọt biển trong nhà bếp là vật dụng rất bình thường trong mỗi gia đình. Nhưng thật ra, nó có thể rất bẩn.

Trước tiên, chúng ta hãy kiểm tra những điều đã được và chưa được nghiên cứu.

Mục đích của nghiên cứu này là cải tiến khả năng đo lường mức độ phát triển của vi khuẩn trong các vật dụng gia đình. Các phép đo trước đây chủ yếu nghiên cứu từ những bọt biển bẩn trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy vi khuẩn trong một đĩa petri. Markus Egert, nhà nghiên cứu vi sinh vật thuộc Đại học Furtwangen—Đức, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này cho biết: Vì không phải tất cả các vi khuẩn đều phát triển trong môi trường đó, nên con số này có thể đã bị đánh giá thấp.

“Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là để nâng cao sự nhận thức, chứ không phải để gây sợ hãi”. Tiến sĩ Egert đã chia sẻ ngay trong bức thư sau nghiên cứu.

Nhưng những điều mà các nhà khoa học tìm ra khiến nhiều độc giả hoảng sợ. Mặc dù nghiên cứu này không phải để đánh giá các phương pháp khử trùng. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu bổ sung từ các miếng bọt biển được quyên góp (tổng cộng 14 miếng bọt biển. Các nhà khoa học cũng nhận định đây là con số khá hạn chế). Và thật ngạc nhiên, bọt biển thường xuyên được làm sạch bằng nước xà phòng và lò vi sóng thực ra luôn ẩn chứa một loại vi khuẩn gọi là Moraxella osloeansis. Loại vi khuẩn này thường phổ biến và không gây hại, nhưng nó có thể gây nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch kém.

Tiến sĩ Egert gợi ý rằng trong hầu hết các trường hợp, cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ miếng bọt biển khi nó bắt đầu bốc mùi – một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn – ngay cả khi nó không gây hại cho bạn. Tiến sĩ Egert cho biết quyết định vứt bỏ đó mang ý nghĩa cân bằng giữa vệ sinh và vô khuẩn, tiết kiệm và đảm bảo một môi trường bền vững. Sở Nông Nghiệp Hoa Kỳ cũng khuyến cáo rằng nên thường xuyên mua miếng bọt biển mới, vì chúng rất khó để làm sạch.

Tiến sĩ Egert đã phát biểu trong môt cuộc phỏng vấn với chúng tôi: “Bạn không nên trở thành một người sạch sẽ quá mức đến nỗi sợ hãi miếng bọt biển trong nhà bếp của mình”. Thậm chí môi trường vô trùng có thể làm cho một người bị bệnh, ông cho biết thêm. “Nếu bạn đã bị bệnh hoặc có người bệnh trong nhà, bạn nên cẩn thận hơn.”

Điều này mở ra thêm hàng loạt lo ngại về những rủi ro liên quan mặc dù từ ban đầu những rủi ro này nằm ngoài mục tiêu nghiên cứu.

Nhà bếp là điểm nóng để lây nhiễm chéo, và sự xung đột của các hệ miễn dịch. Bạn có thể dễ dàng nhiễm bệnh từ thức ăn được chuẩn bị không hợp vệ sinh hoặc điện thọai di động của bạn, cũng như từ một miếng bọt biển bẩn—nhiều chuyên gia cho biết. Kevin Saucer, thuộc trường Đại học Kansas, người đã nghiên cứu về lây nhiễm chéo trong nhà bếp, cho biết mỗi cơ thể người có thể phản ứng khác nhau với cùng một mầm bệnh, giống như một ổ gà trên đường có thể gây hư hỏng cho chiếc xe này nhưng chiếc xe khác thì không.

Nhưng nếu bạn vẫn lo lắng thì đây là ba lời khuyên của Solveig Langsrub, một nhà vi sinh vật học tại Nofima, một tổ chức nghiên cứu ứng dụng ở Na Uy. Ông là người đã kiểm tra các quy trình vệ sinh khác nhau có thể giảm sự lây lan của vi khuẩn trong nhà bếp.

1. Đừng cho bọt biển của bạn “ăn” những vi khuẩn nguy hiểm

Không sử dụng miếng bọt biển của bạn để chùi các mảnh vụn thức ăn lớn hoặc lau nước thịt tươi, chất bẩn từ trái cây và rau xanh, các loại sữa chưa được tiệt trùng, vết ói mửa hoặc phân thú cưng của bạn. Chỉ cần sử dụng khăn giấy, chất tẩy rửa hoặc nước máy. Giữ những người bệnh cần tránh xa khu vực chế biến thức ăn (Và cho những ai còn đang thắc mắc, một nhà bếp ăn chay với đầy đủ các lọai rau tươi vẫn không được coi là miễn nhiễm).

Để tránh ô nhiễm chéo, hãy rửa tay đúng cách và dùng các miếng bọt biển khác nhau cho từng lọai công việc, như chỉ lau quầy bếp, sàn nhà hoặc đĩa ăn. Theo Argyris Magoulas, người phát ngôn của văn phòng công vụ và giáo dục người tiêu dùng thuộc dịch vụ kiểm tra an toàn thực  phẩm U.S.D.A khuyến cáo: ”Rửa tay đúng cách có nghĩa là tháo đồ trang sức và rửa bằng xà bông trong 20 giây trước khi lau khô bằng khăn sạch.’

2. Luôn giữ sạch miếng bọt biển của bạn

Tiến sĩ Langsrub nói rằng bạn nên giặt miếng bọt biển sau mỗi lần sử dụng, điều này không hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tiến sĩ Egert. Tuy nhiên tiến sĩ Egert nghĩ rằng những người tình nguyện đã giặt bọt biển của họ chưa đúng cách. Bằng những nỗ lực riêng, bạn có thể khử trùng miếng bọt biển của mình và loại bỏ hầu hết các vi khuẩn, mặc dù điều này là không hề dễ dàng với hầu hết chúng ta.

Một nghiên cứu vào năm 2008 của Manan Sharma và các đồng nghiệp, những nhà vi sinh vật học chuyên nghiên cứu về mầm bệnh trong thực phẩm của U.S.D.A. Họ đã ngâm bọt biển cùng thịt bò ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày để có thêm nhiều vi khuẩn, và sau đó so sánh các phương pháp làm sạch phổ biến. Ông đã nhận ra rằng sử dụng lò vi sóng và giặt bằng máy rửa chén giúp đạt hiệu quả cao nhất trong việc tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc lẫn nấm men.

Tuy nhiên đã có những cảnh báo rằng: một miếng bọt biển bằng sợi tổng hợp, sợi kim lọai hoặc ở trạng thái khô có thể gây cháy trong lò vi sóng. Các lò vi sóng và máy rửa chén khác số hiệu đều sẽ khác nhau – Bạn cần phải quan tâm đến nhiệt độ. Không đủ nóng, quá ít thời gian hoặc thiếu hơi nước có thể khiến miếng bọt biển của bạn rơi vào tình trạng mà theo ông Magoulas gọi là “ đặt trong vùng nguy hiểm”, nơi mà vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi nẩy nở. Cũng cần đảm bảo rằng miếng bọt biển của bạn đã được làm ướt – hơi nước giúp giết chết nhiều vi khuẩn , các chuyên gia cho biết thêm.

Tiến sĩ Langsrub cho biết sấy khô cũng là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, thân thiện với môi trường và hiệu quả trong việc giảm thiểu lượng vi khuẩn. Bởi vì các vi khuẩn yêu thích môi trường ẩm ướt không thể tự nhân lên trên một miếng bọt biển khô – đây chính là phần trọng điểm – Giải đáp cho câu hỏi ban đầu cũng như mang đến cho chúng ta lời khuyên được đúc kết lại từ tiến sĩ Langsrub.

3. Đừng quá lệ thuộc vào miếng bọt biển của bạn

Ngay cả khi đã phòng ngừa, giặt khô, một số vi khuẩn sống trong nhà bếp vẫn có thể sinh tồn được trong miếng bọt biển. Theo như tiến sĩ Langsrub cho biết “Những vi khuẩn này có khả năng chịu đựng được tình trạng khô hạn và tự bảo vệ bản thân trong những mảnh vụn thức ăn cũng như tự sản xuất ra chất nhờn”. Bà cũng nói thêm:”Tiêu diệt hoàn toàn chúng là bất khả thi.’

Bà cũng đồng ý với tiến sĩ Egert: Nên vứt bỏ miếng bọt bỉển ít nhất mỗi tuần một lần hoặc khi chúng bốc mùi hôi. Và nếu trong gia đình bạn có người đang mắc bệnh như ung thư. Lời khuyên từ bà là nên thay miếng bọt biển mỗi ngay. Chỉ nên tái sử dụng các miếng bọt biển đã được khử trùng cho những chỗ ít sạch sẽ nếu bạn thực sự cần

Tất cả những điều này có thể sẽ khiến bạn tự hỏi liệu bạn có nên cần đến miếng bọt biển không, liệu có loại nào tốt hơn không và liệu có sự lựa chọn nào khác để thay thế không?

Rất nhiều công ty cung cấp các giải pháp làm sạch – như bồn rửa diệt vi khuẩn cho bọt biển, bề mặt chống thấm nước hoặc các chất chống vi trùng. Nhưng nếu không có những nghiên cứu khoa học được đánh giá nghiêm túc, rất khó để đánh giá sự hiệu quả của chúng. Thay vào đó hãy xem xét những dụng cụ khác như bàn chải, khăn giấy, khăn vải (loại thường được giặt thường xuyên và sử dụng trong các nhà hàng).

Như tiến sĩ Egert đã viết trong email tiếp theo: ”Những dụng cụ ít bị ngâm nước, khô nhanh hơn, có mặt bên trong nhỏ hơn thực sự có thể giúp ích hơn trong việc vệ sinh hàng ngày”.

Tiến sĩ Sauer nói rằng vấn đề với bọt biển chính là mọi người dễ dàng phớt lờ nó. Chúng cư ngụ trong bồn rửa. Chúng luôn ẩm ướt. Chúng đầy chất bẩn. Nhưng bạn không thể đổ lỗi cho chúng. Ông cho biết: “Rất nhiều người trong chúng ta không thể từ bỏ được miếng bọt biển vì chúng giúp làm sạch những bề mặt mà chúng ta có thể thấy”. ’Tôi không nghĩ rằng bọt biển là một vật nguy hiểm, nhưng chúng mang lại một môi trường đủ lớn để vi khuẩn phát triển.”—ông nói thêm.

Nguồn bài dịch: ’We Need to Talk Some More About Your Dirty Sponges” - JOANNA KLEIN—THE NEW YORK TIMES (https://www.nytimes.com/2017/08/11/science/sponges-dirty-bacteria-contamination.html?ribbon-ad-idx=2&rref=science)

Hình minh họa: homify

Để có thêm bí quyết giữ nhà bếp sạch sẽ hạn chế vi khuẩn, chúng ta có thể xem thêm hàng loạt bài viết 5 mẹo giúp nhà bếp sạch bong sáng bóng7 bí kíp dọn nhà đơn giản: Sạch boong trong 15 phút10 bước dọn nhà đơn giản mà sạch mọi ngóc ngách và nhớ Tránh ngay 6 lỗi trong thiết kế bếp rất nhiều gia đình đang mắc phải nhé!

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine