3 bước xử lý chống mối mọt và kỹ thuật diệt mối đơn giản tại nhà

THANH TUNG—HOMIFY THANH TUNG—HOMIFY
บ้านไม้ของคุณหมอตา, สถาปนิกสุรินทร์ ก่อสร้าง สถาปนิกสุรินทร์ ก่อสร้าง
Loading admin actions …

Với khí hậu ẩm ướt ở các xứ nhiệt đới như Việt Nam, nguy cơ mối làm tổ và tấn công ngôi nhà của bạn là rất cao, đặc biệt là ở vị trí nền móng và các thiết bị đồ gỗ trong gia đình. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về 3 bước xử lý chống mối ngay từ đầu khi xây nhà để bạn có thể phòng chống mối nguy hại đến ngôi nhà của mình từ loài côn trùng này. Đồng thời, bài viết cũng sẽ đề cập một số biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng ngay nếu phát hiện tổ mối trong nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà sử dụng lâu năm có dấu hiệu xuống cấp.

Xem thêm 6 dự án cải tạo căn hộ vừa rẻ vừa đẹp cho nhà mình

1. Chống mối khi xử lý chân tường và các bộ phận tiếp xúc với đất nền

Sau khi chống mối ở phần móng và đất nền, bạn cần cách ly phần trên của ngôi nhà với mặt nền để tăng khả năng chống mối của ngôi nhà. Thông thường, ta sử dụng lớp vữa mác cao để cách ly mặt nền với toàn bộ phần phía trên vì khả năng chống mối cao so với lớp vữa xây dựng thông thường.

Có hai cách thi công lớp cách ly này đó là cách ly toàn diện và cách ly liên tục. Khi thi công xây dựng, ở phần chân tường phải làm lớp cách ly với phần móng tường, độ dày tối thiểu là từ 3 – 4cm và độ rộng lớn hơn hoặc bằng độ rộng tường đã bao gồm lớp vữa trát. Lớp cách ly này nên đặt cao hơn mặt nền ở sát mặt đất từ 20 – 25cm và lưu ý phải liên kết với lớp cách ly mặt nền.

Xem thêm 17 cách trang trí tường siêu đẹp siêu tiết kiệm

2. Chống mối khi xử lý đất nền

Xử lý đất nền là một trong những bước đầu tiên khi xây dựng nhà ở. Trong quá trình xử lý đất nền và san lấp mặt bằng, nếu phát hiện những tổ mối hoặc những yếu tố có thể khiến mối mọt sinh sôi như gốc cây, gỗ, ván còn sót lại khi xây dựng… cần phải loại bỏ ngay.

Với các thành phần có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên tham gia vào cấu trúc nền móng nhà ở như cọc móng bằng tre hay những tấm ván cốt pha, chúng cần được xử lý chống mối bằng cách phun hoặc ngâm trong dung dịch thuốc diệt mối trước khi sử dụng hoặc đóng xuống đất.

Xem thêm Làm sao để diệt nấm mốc trong nhà mùa mưa bão sau 5 bước

3. Chống mối ở các cấu kiện khác

Cầu thang gỗ. Nếu bạn dự định thiết kế cầu thang gỗ cho ngôi nhà của mình, cần lưu ý phần chân cầu thang phải đặt trên lớp bê tông mác cao để cách ly với mặt nền.

Các đường ống. Đối với các đường ống phải xuyên qua lớp cách ly mặt nền như ống cấp thoát nước, ống cấp điện… khi xây dựng phải chừa lại để hoàn thiện sau. Ở phần đầu ống xuyên qua lớp cách ly, sau khi đã được lắp ráp xong đều phải xử lý qua thuốc hoặc dung dịch chống mối mọt. 

Ngoài ra, bạn phải lưu ý ở các vị trí buồng tắm, nhà vệ sinh… phần nền và tường cần được xử lý chống thấm, loại trừ nguồn nước ứ đọng để tránh mối xâm nhập vào nhà ở.

4. Mẹo đơn giản diệt mối tại nhà

Sử dụng bìa cát tông hoặc hộp giấy. Đặc tính của loài mối là ưa thích xenlulo, vì vậy, bạn có thể nhử mối bằng một tấm bìa cát tông hoặc hộp giấy dày, thấm nước.

Sử dụng dầu hỏa. Mùi hôi đặc trưng của dầu hỏa có thể dùng để xua đuổi mối. Bạn có thể tẩm dầu hỏa vào khu vực mối làm tổ, kết hợp với bìa cát tông nhử mối để di chuyển chúng khỏi vị trí làm tổ.

Xem thêm 12 vật liệu xây dựng giá rẻ hoàn hảo cho ngôi nhà nhỏ của bạn

Sau khi hoàn thành những bước xử lý trên, bạn có thể yên tâm ngôi nhà của mình đã được bảo vệ khỏi nguy cơ bị loài mối làm tổ và tấn công. Tuy nhiên, nếu ở các ngôi nhà xuống cấp tình trạng mối làm tổ quá nặng, bạn cần liên hệ với những công ty xử lý mối chuyên nghiệp để được tư vấn và có biện pháp xử lý triệt để. 

Quan tâm đến ngôi nhà của mình từ những chi tiết nhỏ như vậy để ngôi nhà luôn bền đẹp và vững chắc bạn nhé.

Xem thêm 4 bước xử lý chống thấm hiệu quả khi nhà xuống cấp

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine